Cờ vây – Môn nghệ thuật độc đáo của Trung Quốc

Ít nhiều chúng ta cũng đã nghe nói Trung Quốc có tứ nghệ: “Cầm, Kỳ, Thi, Họa”. Và Kỳ trong đó chính là chỉ về Vi Kỳ, tức là Cờ vây. Là môn cờ cổ nhất trong lịch sử, là một môn nghệ thuật độc đáo. Được các bậc đại học sĩ, vương công quý tộc dùng trong việc nuôi dạy và giáo huấn con người thời xưa. Do đó Cờ vây mang những giá trị về trí tuệ, đạo lý nhân sinh, triết lý và nghệ thuật sống. Và được lưu truyền và bảo lưu cho tới tận ngày nay. Hãy cùng  tìm hiểu về môn nghệ thuật Cờ vây của Trung Quốc này nhé!

Nguồn gốc ra đời của Cờ vây Trung Quốc

Ra đời từ hơn 2500 năm trước, cờ vây đã gắn liền với những truyền thuyết đầy giá trị nhân văn về nguồn gốc của nó. Ngay từ đầu, cờ vây được đánh giá rất cao vì chú trọng đến phương pháp luận, với một lịch sử lâu dài.

Có nhiều truyền thuyết xoay quanh nguồn gốc của cờ vây. Nhưng trong đó có một thuyết được khá nhiều người công nhận, môn cờ vây này khởi đầu từ thời Nghiêu Đế.

La Bí có viết trong “Lộ sử hậu ký”: “Phi tần của vua Nghiêu là Phú Nghi Thị sinh được một hoàng tử, đặt tên là Đan Chu. Hành xử của Đan Chu không tốt nên vua Nghiêu tìm những vị đạo tiên để học cách dạy con.

Một hôm, ở gần bờ sông, ông nhìn thấy hai vị tiên đang ngồi đối diện nhau dưới gốc tùng. Ông ngắm họ vạch ra những đường ngang dọc trên cát. Rồi đặt những viên đá trắng đen trên hàng vẽ như đang bày trận đồ. Nhà vua tiến đến để hỏi cách nào có thể sửa đổi tính tình Đan Chu.

Nguồn gốc của Cờ vây Trung Quốc

Một vị tiên nói: “Đan Chu hay tranh giành lại ngu ngốc, hãy dùng những phương diện gì nó có sở trường. Để uốn nắn tình tính của nó theo con đường đúng.”

Còn vị tiên còn lại lấy tay chỉ trên cát: “Đây là bàn cờ Vi Kỳ. Bàn cờ này hình vuông mà yên tĩnh, còn những viên đá kua hình tròn mà chuyển động. Nó đi theo cách vận chuyển của Trời và Đất.”

Sau đó Đan Chu đã được vua Nghiêu dạy chơi, quả thật tính nết cũng thay đổi tốt hơn.

Cờ vây Trung Quốc chứa đựng một vũ trụ nhỏ

Bàn cờ vây có 19 đường dọc và 19 đường ngang và tổng cộng 361 điểm. Một điểm dư ở trung tâm gọi là Thiên Nguyên, tức Thái Cực. Đại diện cho trung tâm của Vũ trụ. Còn 360 chính là số ngày trong một năm âm lịch, được chia ra làm 4 mùa ở 4 góc bàn cờ, xuân hạ thu đông. Những viên cờ đen và trắng tượng trưng cho ngày và đêm. Như vậy, cả bàn cở như một hình tượng biến hóa của Trời và Đất.

Trong “Lê Hiên Mạn Viễn” viết: Vi Kỳ ban đầu không phải là sự việc của nhân gian. Nó được phát hiện đầu tiên trong khi khai quật mộ của vua Chu Mục Vương thuộc tỉnh Tứ Xuyên. Nó còn được tìm thấy trong thạch thất nằm trên núi Thương Sơn. Là đạo cụ dùng cho các vị đạo tiên nuôi dưỡng tính nết và vui chơi thưởng đạo.

Đọc thêm  Những việc nên làm khi du học tại Thiên Tân

Nét độc đáo của Cờ vây Trung Quốc

Cờ vây mang tính dân chủ: Nghe lạ đúng không nhưng quả thực là như vậy. Bởi các quân cờ chỉ mang tính chất trắng đen (đại diện cho Âm và Dương), thể hiện sự bình đẳng khi mình sinh ra. Không giống như cờ Tướng hay cờ Vua, khi sinh ra đã là con Hậu, Xe hay Tốt… Trong cờ vây mọi quân cờ sinh ra đều như nhau, thể hiện 1 xã hội dân chủ.

Cờ vây mang tính kết nối: Trong ván cờ, mỗi quân cờ sinh ra đều như nhau. Nhưng quân cờ nào có sự kết nối đến các quân cờ khác nhiều hơn thì giá trị của quân cờ đó cao hơn. Giống như trong xã hội, ai có thể kết nối mọi người lại với nhau. Sống chân thành với mọi người, được mọi người yêu mến. Thì khả năng thành công của họ sẽ cao hơn và có được nhiều bạn tốt hơn…

“Thắng và thua” trong cờ vây: Trong cờ vây không sử dụng thắng thua như trong Cờ Tướng hay Cờ Vua, mà chỉ dùng từ “tôi có nhiều đất hơn bạn” hay tôi có nhiều hơn bạn, vì có nhiều hơn không có nghĩa là triệt hạ người khác (vì cả hai đều còn sống)… Nên thể hiện tinh thần đánh cờ để hiểu nhau hơn, xây dựng tình bằng hữu thay vì để thắng thua và giết chóc như cờ Tướng và Cờ Vua.

                                                                                  Cờ vây Trung Quốc

Cờ vây – trò chơi trí tuệ có sức sống mãnh liệt

Cho tới ngày nay, dù đã hơn 4000 năm tuổi. Nhưng cờ vây không hề bị mai một mà ngày càng trở nên phổ biến, tràn đầy sức sống. 68 quốc gia ở khắc các châu lục đã cùng nhau lập ra Hiệp hội cờ vây quốc tế. Việt Nam kết nạp năm 1998 thu hút nhiều người hâm mộ.

Tuy trong suốt chiều dài lịch sử, cờ vây cũng trải qua không ít thăng trầm. Trong một khoảng thời gian dài, cờ vây hầy như bị quên lãng do những cuộc chiến tranh liên miên. Khiến cho các cuộc thi đấu không thể tổ chức, khiến tình trạng chơi cờ của người dân ít đi, co hẹp lại. Đến thời bình, cờ vây mới được khôi phục lại. Nhưng khi đó cùng với sự xuất hiện của các môn cờ khác cũng lấn át cờ vây. Nên trung tâm cờ vây không còn nằm ở Trung Quốc nữa. Mà chuyển sang các nước lân cận như Nhật Bản, Hàn Quốc,…

Người Trung Quốc sau gần 100 năm lãng quên môn cờ vây do mải chạy theo cờ tướng lúc này cũng đã ra sức phục hồi lại. Nhật Bản đã vương lên đứng đầu trong thế giới cờ vây và họ giữ ngôi quán quân cờ vây trong nhiều năm qua.

Cờ vây – môn nghệ thuật có sức sống mãnh liệt

Trên đây là những thông tin về Cờ vây – môn nghệ thuật độc đáo của Trung Quốc.hy vọng thông qua những thông tin này, các bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích cho mình.